Đất nước mở rộng cửa đón khách
Ngày 28.2, ông Nguyễn Xuân Nở, Chủ tịch UBND P.Tự An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), cho biết đã nắm thông tin về tình trạng chèo kéo, giành khách vào các quán ăn trước cổng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đóng trên địa bàn.Ông Nở cho rằng tình trạng "cò cơm" này xảy ra từ năm ngoái, lực lượng Công an P.Tự An đã nhiều lần chấn chỉnh, xử lý nhằm bảo đảm an ninh trật tự nhưng cũng chưa chấm dứt hẳn."Khi lực lượng công an có mặt xử lý tình trạng này, các quán cơm đều chấp hành nghiêm túc, không xảy ra việc tranh giành khách, nhưng khi anh em rút về thì người ta lại tràn ra đường chèo kéo khách", ông Nở nói. Theo ông Nở, chính quyền đã chỉ đạo Công an phường tiếp tục công tác tuần tra, xử lý nghiêm những người vi phạm.Mới đây, mạng xã hội có nhiều clip đăng tải cảnh chèo kéo, giành khách vào quán cơm trên đường Trần Quý Cáp, đoạn qua trước cổng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.Trong một clip, khi thấy hai phụ nữ là người nhà bệnh nhân từ bệnh viện đi ra, một thanh niên tiếp cận, hỏi thăm, rồi kéo thô bạo hai phụ nữ vào quán cơm gần đó.Theo một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên, đơn vị đã trình báo, đề nghị cơ quan chức năng địa phương xử lý việc nhân viên bảo vệ bệnh viện bị nhóm "cò cơm" tấn công. Vụ việc xảy ra hồi tháng 1, khi những thanh niên lôi kéo, giành khách trước cổng bệnh viện, ảnh hưởng đến phương tiện giao thông ra vào, hai nhân viên bảo vệ ra nhắc nhở thì bị nhóm này đánh khiến một người bị thương nhẹ.Ngày mới với tin tức sức khỏe: Viagra có tác dụng gì với phụ nữ?
Ước gì mấy ngày tết trôi qua thật chậm có lẽ là mong muốn của không ít người. Nhất là những người trẻ đi làm xa quê, mỗi năm chỉ được về nhà một lần. “Cả năm đi làm xa, chỉ có mấy ngày tết để cả nhà tụ họp đông đủ, ở gần ba mẹ và các em. Vậy mà quay qua quay lại đã hết tết, sao mà nhanh quá. Giờ ngồi trong phòng trọ mà mình nhớ mâm cơm mẹ nấu và không khí mọi người quây quần ở nhà tự nhiên khóe mắt cay cay”, Lê Thị Trinh (26 tuổi), trọ tại hẻm 19 Mã Lò, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ.
Trang phục công sở làm từ vải thực vật, hữu cơ chinh phục tín đồ khó tính
Bộ trang phục của Hoa hậu Trái đất Ấn Độ lấy ý tưởng từ hình ảnh một nữ thần nổi tiếng tại đất nước này - người được cho là mang lại nhiều châu báu và sự thịnh vượng. Trần Tâm đã sử dụng các chất liệu tái chế như vải vụn, giấy và nhựa để hoàn thiện bộ trang phục.
Ngày 9.3, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Công an P.An Khánh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang khẩn trương triệu tập 4 người có liên quan, làm rõ clip đang lan truyền trên mạng xã hội với nội dung người mặc đồ giống 1 doanh nhân trong vụ ẩu đả."Công an đã xác định được 3 người có liên quan trực tiếp tới vụ ẩu đả, trong đó có 1 người được cho là có phong cách ăn mặc giống với một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê. Công an đang tiến hành mời 3 người này đến trụ sở để làm rõ", nguồn tin cho hay.Công an xác định người còn lại là người đã quay đoạn clip và làm rõ mục đích đưa đoạn clip lên mạng xã hội.Cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra vào chiều 8.3 tại một quán cà phê trên đường Trần Não (P.An Khánh, TP.Thủ Đức). Từ thông tin của các nhân viên quán cà phê và tài liệu thu thập được, bước đầu, công an xác định người trong đoạn clip không phải là doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê.Cũng theo nguồn tin, chiều 8.3, nhóm 3 người nói trên đến quán cà phê trên đường Trần Não. Trong lúc nói chuyện thì 2 người xảy ra cãi nhau rồi xô xát, người đàn ông còn lại thì can ngăn. Ít phút sau, nhóm này bỏ đi, vụ việc không được trình báo công an khu vực.Trước đó, tối 8.3, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 16 giây ghi lại vụ ẩu đả trong quán cà phê, giữa một người đàn ông ăn mặc giống hệt phong cách doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê với một người đàn ông khác.Cả 2 chửi tục, có sử dụng ly và dụng cụ khác để tấn công nhau. Một người đàn ông khác thì cố can ngăn nhưng bất thành. Một số người trong quán cà phê khiếp sợ bỏ đi.Vụ việc đang được công an tiếp tục làm rõ.
Những thế võ MAX đỉnh của Lý Tiểu Long trong Võ Lâm Truyền Kỳ MAX
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.